Anh Huy cho biết tối ngày 22/10, khi kết nối Apple Watch với iPhone để sử dụng, máy bất ngờ yêu cầu đăng nhập bằng một tài khoản iCloud lạ, không phải tài khoản iCloud trên iPhone.
"Apple Watch này được liên kết với ID Apple. Nhập ID Apple và mật khẩu đã được sử dụng để thiết lập Apple Watch này. c****@s****.com", thông báo hiện lên khi kết nối Apple Watch với iPhone. Tài khoản iCloud này giống với tài khoản hiển thị trên những chiếc iPhone bị khóa từ xa trong thời gian gần đây.
![]() |
Chiếc Apple Watch Series 1 yêu cầu kết nối với tài khoản iCloud lạ, không có trên iPhone. Ảnh: Huy Vũ. |
"Do chuẩn bị bán chiếc Apple Watch này nên trước đó tôi đã ngắt kết nối và reset đồng hồ. Không hiểu vì sao khi kết nối lại, máy lại yêu cầu đăng nhập bằng một tài khoản iCloud không có trên iPhone", anh Huy nói.
Trao đổi với Zing.vn, anh Huy cho biết thêm rằng chiếc iPhone XS Max mà anh dùng để kết nối với đồng hồ Apple Watch đang sử dụng iCloud chính chủ. Anh cũng đã dùng thêm một chiếc máy khác để kết nối với đồng hồ nhưng thiết bị vẫn yêu cầu tài khoản iCloud lạ.
Trong nhiều ngày qua, đây là trường hợp đầu tiên một người dùng cho biết về việc Apple Watch bị khóa từ xa. Hiện tại, chiếc Apple Watch này chỉ có thể dùng để xem giờ và không thể sử dụng các tính năng khác.
Từ ngày 17/10 đến nay, nhiều người dùng tại Việt Nam bất ngờ bị khóa iPhone từ xa bằng một tài khoản iCloud lạ. Theo đó, khi người dùng kích hoạt thiết bị hoặc khôi phục cài đặt gốc, một tài khoản iCloud có tên "k****@s****.net" hoặc "c****@s****.com" sẽ tự động đăng nhập và khóa máy lại.
Ngày 21/10, trao đổi với Zing.vn, nhân viên hỗ trợ từ Apple xác nhận hãng đã ghi nhận nhiều phản ánh từ khách hàng về tình trạng bị khóa máy từ xa. Trước tình trạng này, nhân viên trên cho biết tất cả iPhone đều được hỗ trợ mở khóa, không phân biệt hàng chính hãng hay xách tay.
![]() |
Số lượng người dùng cho biết bị khóa iCloud từ xa ngày càng nhiều. Ảnh: Minh Tùng. |
Người dùng cần gửi số IMEI của chiếc máy bị khóa và việc hãng can thiệp sẽ khiến thiết bị mất toàn bộ dữ liệu. Đồng thời, phía Apple cũng yêu cầu người dùng cung cấp hóa đơn mua hàng để chứng minh bản thân là chủ nhân của máy.
Những ngày qua, nhiều thông tin nhiễu loạn xuất hiện trên các diễn đàn người dùng iPhone. Một số nguồn tin cho rằng lỗi khóa máy từ xa thông qua số IMEI đã được sửa. Tuy nhiên, nhân viên tư vấn Apple không xác nhận thông tin này, chỉ cho biết đang tổng hợp thông tin để "gửi lên trên".
Hiện tại, để đảm bảo iPhone không bị tấn công và khóa từ xa, người dùng cần đăng nhập iCloud chính chủ và bật tính năng Find My iPhone trong máy. Bên cạnh việc bảo mật số IMEI, người dùng cũng không nên khôi phục cài đặt gốc thiết bị nếu không thật sự cần thiết.
Theo Zing
Theo một báo cáo từ iFixit hôm thứ 4 (7/8), Apple đã kích hoạt khóa tính năng kiểm tra dung lượng pin nếu người dùng thay pin của bên thứ ba, áp dụng với một số mẫu iPhone mới.
" alt=""/>Sau iPhone, đến lượt Apple Watch cũng bị khóa từ xa tại Việt NamMột số gian thương còn ngụy trang bên ngoài vỏ hộp với băng dính dán có logo của các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee hay Lazada. Bằng cách này, kẻ gian có thể dễ dàng lừa được những người dùng chủ quan, nhận đồ thay cho người thân khi chưa xác nhận thông tin.
Trên thực tế, chiêu trò này đã xuất hiện từ vài năm trước. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự bùng phát trong khoảng hơn một năm trở lại đây, khi việc mua sắm thông qua các trang thương mại điện tử ngày càng phổ biến.
Đánh cắp thông tin người dùng để bán hàng giả
Giữa tháng 11, anh Lương Đức, sống tại Cầu Giấy, Hà Nội đã nhận được một đơn hàng với trị giá gần 600.000 đồng từ đơn vị vận chuyển Giao Hàng Tiết Kiệm. Trao đổi với Dân trí, anh Đức cho biết đơn hàng này là chiếc SIM 4G được anh đặt mua tại một gian hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee.
Tuy nhiên, khi lắp SIM vào điện thoại để sử dụng, nó không hề hoạt động. Sau đó, anh liên hệ với gian hàng để tìm hiểu nguyên nhân thì lập tức bị chặn tin nhắn. Không lâu sau, gian hàng này cũng biến mất khỏi Shopee.
Lúc này, anh Đức nhận thấy có dấu hiệu của sự lừa đảo nên đã liên hệ với bộ phận hỗ trợ khách hàng của sàn thương mại điện tử Shopee thì phát hiện ra rằng đơn hàng mà anh đặt mua đã bị gian hàng đó hủy từ trước.
"Do chủ quan, không theo dõi tình trạng đơn hàng trên ứng dụng nên tôi không phát hiện ra rằng sản phẩm mà mình đặt mua đã bị hủy. Khi nhận hàng, sản phẩm được đóng gói khá cẩn thận cùng với băng dính có in logo Shopee, thông tin cũng hoàn toàn chính xác nên tôi không có bất cứ nghi ngờ gì", anh Đức chia sẻ với Dân trí.
Theo tìm hiểu của Dân trí, người đứng phía sau những gian hàng lừa đảo này đã liên tục lập ra nhiều tài khoản khác nhau, đa số dùng để bán SIM. Tiếp đó, chủ gian hàng này mua các bình luận, lượt theo dõi ảo để tăng tương tác cho gian hàng, từ đó có thêm niềm tin từ khách hàng.
Khi người dùng đặt mua sản phẩm, gian hàng này ban đầu sẽ xác nhận để lấy các thông tin cá nhân của khách, như tên, số điện thoại và địa chỉ. Sau khi đã có được những thông tin trên, chúng sẽ hủy đơn hàng trên nền tảng Shopee và tự thuê đơn vị vận chuyển bên ngoài để gửi hàng. Hàng được gửi đến là hàng giả. Những khách hàng nào không thường xuyên kiểm tra tình trạng đơn hàng trên ứng dụng hoàn toàn có thể sập bẫy của kẻ lừa đảo.
Giả danh các thương hiệu lớn để lừa bán gói bảo hành
Đầu tháng 9, hàng loạt thương hiệu lớn tại Việt Nam đã bị kẻ lừa đảo mạo danh nhằm trục lợi. Theo đó, những kẻ gian này mạo nhận là nhân viên của nhãn hàng để lừa người dùng mua gói gia hạn bảo hành sản phẩm với giá 200.000-250.000 đồng.
Chia sẻ với Dân trí, anh Hữu Bình, sống tại Tp.HCM cho biết, cách đây 3 năm, gia đình có mua một chiếc máy giặt của Samsung và đã hết thời hạn bảo hành. Tuy nhiên, đầu tháng 9, anh nhận được một cuộc gọi với thông báo rằng anh được tham gia chương trình khuyến mãi mở rộng thời gian bảo hành.
Nếu đồng ý tham gia chương trình này, anh Bình sẽ được phía Samsung gửi tặng món quà là một chiếc túi giặt thông minh. Ngoài ra, anh sẽ được các nhân viên kỹ thuật của Samsung đến tận nhà để bảo dưỡng, làm vệ sinh máy giặt hoàn toàn miễn phí. Để tham gia, anh sẽ phải trả số tiền 200.000 đồng.
Người gọi dùng số điện thoại di động thông thường, tự nhận là nhân viên tư vấn của Samsung. Tuy nhiên, người này nắm rất chính xác các thông tin cá nhân của anh bao gồm họ, tên và địa chỉ nhà hiện tại của anh. Vì thế, anh không hề hoài nghi về chương trình này và đã đồng ý tham gia.
Tuy nhiên, tất cả chỉ là chiêu trò của kẻ gian. Thẻ bảo hành mà anh nhận được cũng là hàng giả. Khi liên lạc vào số điện thoại in trên thẻ, anh Bình chỉ nhận được thông báo thuê bao không liên lạc được.
Trao đổi với Dân trí, đại diện Samsung Việt Nam khẳng định Samsung không hề có chương trình gia hạn bảo hành nào dành cho khách hàng.
Không chỉ riêng Samsung, kẻ gian cũng mạo danh nhiều thương hiệu lớn khác để lừa đảo người dùng. Không chỉ riêng khách hàng, tình trạng này cũng khiến cho uy tín của không ít thương hiệu bị ảnh hưởng.
(Theo Dân Trí)
Trò lừa đảo gắn thẻ người dùng Facebook vào các nội dung tai nạn giao thông để lừa lấy mật khẩu đã bị Facebook phát hiện, có thể sẽ xoá tài khoản liên quan.
" alt=""/>Cảnh giác với muôn vàn kiểu lừa đảo khi mua hàng online